Header ads

Header ads
» » » » Hãy thành thật với bác sĩ khi đi khám vô sinh hiếm muộn

Nắm được tiền sử thai sản của bệnh nhân là một điều rất quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn hay khám thai...
Chào bác sĩ, em có một nỗi băn khoăn mong muốn được bác sĩ giúp đỡ em như sau. Em năm nay 26 tuổi, đã kết hôn 2 năm và chưa có con dù em không dùng biện pháp kế hoạch nào. Cách đây 6 năm, khi còn là sinh viên, em đã từng bỏ thai 1 lần (lúc thai được 7 tuần tuổi). Bây giờ, khi đi khám hiếm muộn, bác sĩ hỏi em đã từng bỏ thai chưa thì em trả lời là chưa. Tuy nhiên, em rất băn khoăn từ đó tới giờ vì em uống nhiều thuốc và vẫn không thể có thai.
Bác sĩ cho em hỏi, nếu em nói dối như vậy thì có ảnh hưởng gì đến kết quả khám và chữa bệnh của em không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thảo Liên)
Trả lời:
Bạn Thảo Liên thân mến!
Qua mô tả của bạn có thể thấy bạn đang rất lo lắng về tình trạng hiếm muộn của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói với bạn rằng, bạn đã rất sai lầm khi giấu bác sĩ về tiền sử bỏ thai của mình. Nắm được tiền sử thai sản của bệnh nhân là một điều rất quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn hay khám thai... Nó giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó có những lưu ý và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Một số vấn đề chị em không nên giấu bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn bao gồm: 
- Chuyện quan hệ tình dục: Bạn nên nói với bác sĩ về lịch sử tình dục của mình trước đó và hiện giờ của bạn, số lượng bạn tình... Điều này rất quan trọng vì nó có thể liên quan để nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục mà bạn có thể gặp. Bạn cũng cần cho bác sĩ biết mình có bị đau khi "quan hệ" hay không. Đau khi quan hệ tình dục có thể xuất phát từ các vấn đề ở màng trong dạ con, hoặc do nhiễm nấm men, u xơ, nhiễm trùng trong âm đạo… Những vấn đề này chị em nên được phát hiện thật sớm để được điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em.  
- Tiền sử dùng thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai không đúng có thể kéo theo hậu quả là rối loạn nội tiết và dẫn đến khó thụ thai dù sau đó đã dừng thuốc trong thời gian dài. 
- Tình trạng kinh nguyệt: Nếu bạn gặp phải chứng tiền kinh nguyệt khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất thì bạn cũng nên nói với bác sĩ phụ khoa để được bác sĩ giúp đỡ tốt nhất. Tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng tác động đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Như trường hợp của bạn, nếu biết bạn đã từng bỏ thai, bác sĩ sẽ có thêm thông tin để chẩn đoán liệu nguyên nhân khó thụ thai của bạn có phải là hậu quả của lần bỏ thai trước hay không. Từ đó, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để nhanh có hiệu quả điều trị.
Vì vậy, lần đi khám sau đó, bạn hãy nói lại với bác sĩ về tiền sử sức khỏe của mình nhé.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo: Tri thức trẻ

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply